BLOG

Điểm Danh 7 Ngôi Chùa Vừa Đẹp Vừa Linh Thiêng Tại Nha Trang

Nha Trang không chỉ là thành phố đẹp mà còn là địa điểm giàu văn hóa với nhiều địa điểm hấp dẫn, thu hút du khách. Trong đó, những ngôi chùa ở Nha Trang thường thu hút các du khách đến tham quan và tìm hiểu văn hóa tâm linh tại địa phương. Đồng thời, nơi linh thiêng này còn mang đến sự bình yên, thanh tịnh giữa cuộc sống hối hả, ồn ào của đô thị. Hãy cùng Boma Nha Trang tìm hiểu 7 ngôi chùa ở Nha Trang vừa đẹp vừa linh thiêng trong bài viết dưới đây.

Chùa Suối Đổ - Nơi Thưởng Ngoạn Cảnh Sắc Thiên Nhiên

Lịch sử hình thành

Chùa Suối Đổ là một trong những ngôi chùa ở Nha Trang có cảnh sắc thiên nhiên đẹp như tiên cảnh. Tên gọi Suối Đổ của chùa bắt nguồn từ tiếng suối chảy róc rách từ trên dốc cao xuống. Dòng suối ấy trước khi tạo thành một hồ nước nhỏ đầy thơ mộng thì đã chảy qua những phiến đá hoa cương lấp lánh cùng những dải núi bấp bênh. Xung quanh hồ có các loại cây dây leo và cây dại hoà cùng tiếng chim hót líu lo đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp của núi non trùng điệp. Theo truyền thuyết dân gian tại đây, Thánh mẫu Thiên Y A Na (Nữ thần Poh Nagar) sau khi đi ngao du khắp nơi đã ghé đến hồ nước này để nghỉ ngơi, hóng mát.

chùa suối đổ

Chùa Suối Đổ như đang “lạc” giữa một khu rừng nhỏ nên thơ (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Suối Đổ

Nếu bạn muốn đến được chùa Suối Đổ, bạn cần men theo sườn núi và leo khoảng hơn trăm bậc thang là đến được chùa. Đây chính là một cơ hội tốt để bạn rèn luyện sức khỏe qua việc leo núi đồng thời ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ dọc đường đi. Khi leo lên được tầm 200m thì sẽ có một ngã 3 với 2 con đường dẫn đến 2 địa danh khác nhau: nếu bạn rẽ phải sẽ dẫn đến Phổ Đà Sơn Tự, trong khi rẽ trái sẽ đến được Quan m Sơn Tự.

Tại Quan Âm Sơn Tự, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng Phật Quan m uy nghiêm đang dõi theo và bảo vệ cuộc sống của người dân tại đất Khánh Hoà từ trên cao. Ngoài ra, nơi đây còn thờ Ngũ Mẫu tượng trưng cho Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ bên phải trong khi miếu thờ bà Poh Nagar (Nữ thần Thiên Y A Na) nằm bên trái.

Phổ Đà Sơn Tự có diện tích nhỏ hơn so với Quan Âm Sơn Tự nhưng nơi đây có những nét kiến trúc được thiết kế vô cùng độc đáo. Nơi đây chính là nơi thờ Đức Phật Bổn Sư Di Đà. Chính giữa núi đá bao bọc xung quanh chùa chính là một hồ sen nhỏ tạo nên một bức tranh sơn thuỷ bình yên, thư thái. Nếu bạn bước về phía sau chùa sẽ gặp một con đường quanh co dẫn đến giếng Tiên và động MaHa. Tên gọi giếng Tiên là do dù bạn đến nơi đây vào mùa nào thì đều ngắm được làn nước trong vắt, rất sâu đến nỗi khó nhìn thấy đáy, dòng nước chảy men theo triền đá để tạo thành một dòng suối nhỏ.

chùa ở nha trang

Ngôi chùa ngói đỏ nổi bật giữa những rừng cây xanh (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Suối Đổ

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Suối Đổ nằm tại phía tây núi Hoàng Ngưu thuộc xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng hơn 30km và cách di chuyển đơn giản nhất đến đây cụ thể như sau: Bạn đi từ trung tâm thành phố Nha Trang đến ngã ba Chất Đốt → Sau đó bạn hỏi tiếp được để rẽ được vào con dốc Bà Tùng → Di chuyển thêm khoảng 700m rồi rẽ phải → Men theo đường lên núi để đến được chùa Suối Đổ.

Xem thêm: Thành cổ Diên Khánh – Chứng nhân lịch sử của tỉnh Khánh Hòa

  • Kinh nghiệm tham quan chùa Suối Đổ: Thời điểm linh thiêng nhất để đến chùa Suối Đổ chính là vào những ngày vía Thánh mẫu Thiên Y A Na (nhằm ngày 8, 18, 28 tháng Giêng âm lịch hằng năm) nhằm đi lễ và mong cầu một năm thuận lợi, bình an cho cả gia đình. Hoặc, bạn có thể đến tham quan tại chùa Suối Đổ từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch vì tiết trời Nha Trang lúc này vô cùng mát mẻ, dễ chịu cộng với khung cảnh bình yên tại chùa sẽ là trải nghiệm khó quên của bạn. Ngoài ra, khi đến chùa Suối Đổ, bạn nên mặc các loại trang phục kín đáo, chọn giày phù hợp để leo núi nhằm tránh xảy ra điều bất tiện.

chùa ở nha trang

Những bậc thang dẫn đến chùa Suối Đổ (Nguồn: Internet)

Chùa Phật Trắng Nha Trang - Chùa Long Sơn

Lịch sử hình thành

Một trong những địa điểm du lịch Nha Trang linh thiêng nhất không thể kể đến chùa Phật Trắng (chùa Long Sơn). Đây cũng là ngôi chùa ở Nha Trang có diện tích lớn nhất và là nơi giáo hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hoà đặt trụ sở.

Vào năm 1886, ngôi chùa ở Nha Trang này được xây dựng và được Hoà thượng Thích Ngộ Chí đặt tên là Đăng Long Tự. Tuy nhiên, vào năm 1990, một cơn bão đi ngang qua đây đã làm hư hỏng nặng phần lớn kiến trúc trong chùa. Vì vậy, ngôi chùa đã được di dời đến vị trí mới này và cái tên chùa Long Sơn cũng được đặt vào lúc này.

Chùa Long Sơn

Quang cảnh ngôi chùa Long Sơn tại Nha Trang (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Long Sơn

Kiến trúc xây dựng của chùa Long Sơn vô cùng độc đáo khi vẫn giữ được những đường nét hoa văn, đặc điểm của các thiết kế những năm cuối thế kỉ 19 sau bao lần trùng tu. Khi bạn đến ngôi chùa ở Nha Trang này tham quan, bạn chắc chắn sẽ ấn tượng với những đường nét kiến trúc được chạm trổ rất tinh xảo cùng không gian thoáng đãng, cảnh sắc thiên nhiên hài hoà.

Lý do chùa Long Sơn được người dân địa phương gọi là chùa Phật Trắng là vì trên đỉnh núi Trại Thuỷ có một bức tượng bê tông màu trắng tinh cao 14m điêu khắc Kim Thân Phật Tổ. Bức tượng được tạc trong tư thế đang tọa thiền tại Phật Đài với tâm thế uy nghi nhưng không thiếu sự tự tại, an nhiên. Hiện nay, bức tượng Kim Thân Phật Tổ được công nhận là “Tượng Phật ngoài trời lớn nhất tại Việt Nam” bởi tổ chức kỷ lục Guiness Việt Nam.

Xem thêm: 7 resort siêu đẹp tại Nha Trang

Bạn cần bước lên 193 bậc thang để đến viếng Kim Thân Phật Tổ. Mặc dù đường đi lên núi khá dốc nhưng khi đã đến được nơi thì cảm giác của bạn chắc chắn sẽ là cực kỳ thoải mái và an nhiên. Làn gió biển nhẹ nhẹ thoảng qua cùng tiếng chim hót ríu rít bên tai sẽ giúp tâm hồn bạn như thanh lọc khỏi những phiền muộn. Ngoài ra, bạn sẽ được diện kiến bức tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn tại bậc thứ 44. Đây chính là bức tượng lớn thứ 2 trong chùa Long Sơn với chiều cao là 5m, chiều dài là 15m. Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn được làm từ đá hoa cương, phía sau lưng được điêu khắc một bức phù điêu miêu tả sống động hình ảnh 49 môn đệ của Đức Phật tụ họp trong ngày Ngài nhập diệt.

Kim Thân Phật Tổ

Bức tượng Kim Thân Phật Tổ nhìn từ trên cao xuống (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Phật Trắng

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Long Sơn nằm tại số 22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nếu bạn đang đứng tại đường Trần Phú, bạn nên rẽ vào đường Yersin (hoặc Lê Thánh Tôn) → Sau đó, bạn tiếp tục chạy thẳng đến 1 bùng binh thì rẽ vào đường 23/10 → Chùa Long Sơn sẽ nằm bên phía tay phải của bạn.
  • Kinh nghiệm du lịch chùa Phật Trắng: Nhiều du khách cũng đến viếng chùa Long Sơn vào những ngày mùng 1, 15 m lịch hàng tháng hoặc Tết nguyên đán để cầu mong sức khoẻ, bình an cho gia đình.

Kim Thân Phật Tổ

Cận cảnh bức tượng Kim Thân Phật Tổ lớn nhất Việt Nam (Nguồn: Internet)

Chùa Ốc Nha Trang - Chùa Từ Vân

Lịch sử hình thành

Chùa Từ Vân là một ngôi chùa ở Nha Trang có thiết kế vô cùng đặc biệt mà bạn nên ghé đến tham quan khi du lịch tại đây. Ngôi chùa này được xây dựng từ năm 1986 bằng các vật liệu làm từ vỏ ốc. Vì vậy, nơi đây còn được người dân gọi là chùa Ốc hay chùa San hô. Sau nhiều lần cải tạo và trùng tu, chùa Ốc đã trở thành một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm.

Đền Từ Vân

Đường vào chùa Từ Vân tại Nha Trang (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Từ Vân

Khi đến đây, bạn chắc chắn sẽ bất ngờ với lối kiến trúc có 1 không 2 của chùa. Nhìn từ xa, chùa Long Vân sở hữu nét đẹp trang nghiêm, cổ kính của những lối kiến trúc lấy hình tượng theo Phật giáo như Phật nhập niết bàn, hoa viên Bát Nhã, Phật xuất giá,... Nhưng nếu bạn để ý kỹ, kiến trúc tháp Bảo Tích - ngôi tháp được mệnh danh là cao nhất Việt Nam - vô cùng độc đáo khi không được dựng bằng những viên gạch đá thông thường mà được dựng thủ công một cách tỉ mỉ bằng vỏ ốc, vỏ sò và san hô. Về cơ bản, thiết kế của tháp Bảo Tích gồm có 2 tầng, cao 39m, có 8 cửa gọi là Bát Chánh Đạo cùng với 49 tiểu tháp bên ngoài bao xung quanh tháp. Vì thiết kế độc đáo này mà ngôi tháp này mất đến 5 năm để xây dựng hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trải qua biết bao mưa nắng, sự bào mòn của thời gian, vẻ đẹp hoài cổ, khác lạ đã thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến chiêm ngưỡng mỗi năm.

Ngoài ra, một trong những khu vực mà bạn nên tham quan tại chùa Ốc chính là Con đường dẫn đến Địa Ngục. Con đường này dài đến 500m được trang trí bằng những vỏ sò, vỏ ốc. Con đường sẽ dẫn lối bạn đi dần xuống dưới lòng đất nên đã tạo ra một quang cảnh âm u, kỳ bí. Nhưng nếu bạn là người ưa phiêu lưu thì đây là một địa điểm khám phá đầy thú vị. Khi di chuyển trên con đường này, bạn sẽ bắt gặp 12 tấm bảng ghi chú các tội trạng của con người tại nhân gian nhằm răn đe, khuyên bảo con người làm việc thiện tích đức, tránh xa việc xấu.

chùa ốc nha trang
Tháp Bảo Tích được chạm khắc bằng vỏ sò, vỏ ốc (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Ốc

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Ốc toạ lạc tại số 388 đường Ba Tháng Tư, phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy để đến chùa. Bạn cần di chuyển từ trung tâm thành phố Nha Trang đến tuyến quốc lộ 1A và di chuyển tiếp đến đường 3/4 thuộc địa phận Cam Ranh sẽ tìm được bản chỉ dẫn về chùa Ốc.
  • Kinh nghiệm tham quan tại chùa Từ Vân:

- Bạn cần mặc trang phục lịch sự khi vào chùa.
- Giữ gìn vệ sinh, trật tự, nếu được thì bạn nên tắt chuông điện thoại khi vào chùa.
- Hạn chế mang theo các vật dụng cá nhân có giá trị, bảo quản tài sản và kiến trúc của nhà chùa.

chùa ốc nha trang

Quang cảnh xung quanh chùa Ốc (Nguồn: Internet)

Chùa Từ Tôn Nha Trang - Cầu Thuận Lợi, Bình An

Lịch sử hình thành

Theo nhiều tư liệu được ghi lại, ngôi chùa ở Nha Trang mang tên Từ Tôn được hòa thượng Thích Viên Mãn khởi xướng xây dựng từ năm 1960. Nhằm thể hiện sự tôn kính Phật pháp của sư thầy, tên gọi “Từ Tôn” của chùa cũng được đặt theo danh hiệu của Đức Phật Di Lặc. Tại khu vực Hòn Đỏ khi ấy vẫn còn rất hoang sơ, chỉ là một hòn đảo lớn nằm giữa biển với núi đá và cây cỏ bao phủ xung quanh. Tuy nhiên, từ khi chùa được xây dựng tại đó, người dân cũng thường lui tới hơn nên đã tạo thêm sinh khí cho hòn đảo.

Vào năm 1974, mặc dù ngôi chùa ở Nha Trang này vẫn đang được xây dựng dở dang nhưng do sư thầy bệnh nặng nên đã giao lại cho hòa thượng Thích Chúc Minh tiếp quản. Từ đó, qua bao nhiêu năm xây dựng và cải tạo, ngôi chùa đã trở nên ngày một khang trang hơn và trở thành địa điểm du lịch Nha Trang nổi tiếng về tâm linh mà bất kỳ du khách nào cũng muốn ghé đến.

chùa Từ Tôn

Lối đi vào chùa Từ Tôn (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Từ Tôn Nha Trang

Đặc điểm nổi bật của ngôi chùa ở Nha Trang này chính là không gian xanh mát của những tán cây lâu năm bao quanh cùng với lối thiết kế giữ nguyên những cái vốn có của Hòn Đỏ. Tức là, người xây dựng đã cố gắng hạn chế các tác động đến môi trường và địa hình tại Hòn Đỏ.
Vừa bước vào chánh điện, bạn sẽ ngay lập tức được chiêm ngưỡng bức tượng Quan m Các vô cùng linh thiêng. Sau đó, bạn hãy di chuyển qua phía chân tượng để tìm đường ra bãi đá có thờ tượng Bồ Tát Quan Thế m hướng ra biển. Người dân địa phương tại đó thường kể rằng, họ thường hướng về phía tượng Phật của chùa Từ Tôn trước mỗi chuyến đi đánh bắt xa bờ nhằm cầu mong sự thuận lợi, an toàn trong chuyến hành trình.

 

Chùa Từ Tôn

Tượng Phật hướng ra biển tại chùa Từ Tôn (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Từ Tôn

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Từ Tôn tọa lạc tại một hòn đảo cách đất liền khoảng 300m với tên gọi là Hòn Đỏ, phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Để di chuyển được đến đây, các bạn phải di chuyển từ trung tâm thành phố Nha Trang rồi rẽ vào hướng đường Phạm Văn Đồng, đi tiếp 1 đoạn sẽ gặp được trạm dừng chân để đến chùa. Nếu đi vào những ngày thuỷ triều rút, bạn có thể đi bộ từ bờ đến chùa sau khi con đường cát giữa biển xuất hiện. Trong khi nếu thuỷ triều lên thì bạn cần di chuyển bằng cano, ghe hoặc xuồng để qua lại giữa hai bờ
  • Kinh nghiệm tham quan chùa Từ Tôn:

- Trang phục giản dị, nghiêm chỉnh, sạch sẽ nên được các bạn sử dụng.

- Bạn không nên thắp nhang bừa bãi tại chậu hoa, gốc cây trong chùa.

- Bạn nên tìm hiểu trước một vài thông tin về chùa và các vị Thần Phật đang được thờ tại chùa để dâng lễ sao cho đúng.

chùa Từ Tôn

Quang cảnh toàn Hòn Đỏ tại Nha Trang (Nguồn: Internet)

Chùa Đa Bảo Nha Trang - Nơi An Tịnh Đầy Thơ Mộng

Lịch sử hình thành

Theo một số ghi chép, khoảng 20 năm trước, vị sư đã thành lập chùa Đa Bảo Nha Trang là sư Thích Giác Mai. Ngày đó, vị sư quyết định tìm nơi dưỡng tâm dưỡng thân và mở đường lên núi bằng các dụng cụ thô sơ. Trên đường đi, tuy phải trải qua không ít khó khăn nhưng vị sư vẫn một lòng kiên định hướng về Phật pháp. Từ đó, chùa Đa Bảo Nha Trang đã ra đời.

chùa đa bảo

Lịch sử hình thành của chùa Đa Bảo Nha Trang (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Đa Bảo Nha Trang

Mặc dù khuôn viên chùa Đa Bảo gồm nhiều khu vực khác nhau như vườn Lâm Tỳ Ni, khu chánh điện,.. nhưng khu Tuệ Giác Viên thu hút nhiều du khách nhất nhờ kiến trúc độc đáo.. Hồ nước lớn trong khu Tuệ Giác Viên được bao quanh giữa rất nhiều sen trắng với hệ thống đài phun nước tuyệt đẹp. Giữa hồ nước lớn là nhà lục giác, giúp các du khách có được cảnh đẹp khi chụp hình và là nơi yên tĩnh để ngồi thiền, tập yoga. Bên cạnh đó, các tượng Phật được điêu khắc đẹp và tỉ mỉ như tượng thầy trò Đường, Phật Quan m, Phật Tổ,... Cảnh vật được trưng bày trong chùa cũng được lựa chọn kỹ lưỡng, từ tảng đá, câu đối đến thảm cỏ.

Chùa Đá Bào

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Đa Bảo Nha Trang (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Đa Bảo

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa : Tổ 14 đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, thành phố Nha Trang. Bạn chỉ mất 10-15 phút để di chuyển đến chùa từ trung tâm thành phố Nha Trang. Bạn có thể bắt đầu xuất phát từ cầu Trần Phú đến đại lộ Phạm Văn Đồng rồi đến Nguyễn Dữ. Sau đó, bạn đi theo bảng chỉ dẫn để đến được chùa.
  • Giờ mở cửa

Ngày mở cửa

Ngày đóng cửa

Khu hoa viên Tuệ Giác

Từ thứ Hai đến Chủ nhật

18 giờ mỗi ngày

Khu Chính ĐiệnTừ thứ Hai đến Chủ nhật

20 giờ mỗi ngày

  • Kinh nghiệm tham quan tại chùa Đa Bảo:

- Ăn mặc lịch sử để tránh ảnh hưởng đến sự uy nghiêm của chùa.
- Giữ gìn an ninh, trật tự và không vứt rác bừa bãi.
- Đỗ xe gọn gàng để người sau có chỗ để xe.

Đá Bào Chùa

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Đa Bảo (Nguồn: Internet)

Xem thêm: 11 bãi biển đẹp Nha Trang

Chùa Đất Sét - Pháp Viện Thánh Sơn

Lịch sử hình thành

Được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, dòng họ Ngô đã tự lập Pháp Viện Thánh Sơn (hay còn gọi là chùa Đất Sét) để tu tại gia. Ban đầu, nơi này chỉ là một am nhỏ bằng cây lá với sảnh điện thờ đơn sơ. Đến đời trụ trì thứ tư, am nhỏ mới được xây dựng để mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như hiện nay.

chùa Đất Sét

Lịch sử hình thành chùa Đất Sét - Pháp Viện Thánh Sơn (Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Đất Sét

Kiến trúc của ngôi chùa ở Nha Trang này được thiết kế dựa trên sự ảnh hưởng bởi hình dáng chùa chiền của Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan và các nước Trung Đông. Vì thế, nơi đây luôn thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan và cúng viếng hằng năm bởi lối kiến trúc độc đáo, đầy mê hoặc.

Khi nghe đến tên ngôi chùa ở Nha Trang này, chắc hẳn bạn đã đoán được chất liệu để tạo dựng nên chùa là gì. Quả thật, nguyên liệu chính để xây dựng chùa chính là đất sét. Hầu hết các pho tượng Phật ở đây có 4 mặt và đều sử dụng đất sét và đồng trộn lẫn, nạm vàng để tạo nên. Khu vực chánh điện được xây dựng tại đỉnh đồi và bài trí khá nhiều ghế đá để du khách có thể nghỉ chân. Hiện nay, Pháp Viện Thánh Sơn vẫn còn một vài công trình chưa hoàn thành, hứa hẹn sẽ trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Nha Trang.

Clay Pagoda

Khuôn viên chùa Đất Sét (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Pháp Viện Thánh Sơn

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Ngôi chùa toạ lạc tại ngọn núi Đế Dài, cách trung tâm thành phố khoảng 23km, thuộc thôn Khánh Xuân, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Để đến được đây, bạn di chuyển từ trung tâm Nha Trang đến quốc lộ 1A → Di chuyển tiếp đến cầu Mới —> Rẽ vào đường Đồng Khởi (đi về hướng An Chúa) → Di chuyển tiếp trên đường Tỉnh lộ 8 → Đến cầu Đồng Găng → Rẽ về hướng khu du lịch Nhân Tâm → Tiếp tục men theo đường mòn để đến chùa Đất Sét.
  • Giờ mở cửa: Chùa Đất Sét chỉ mở cửa thường xuyên vào các ngày lễ, Tết. Nếu bạn đến vào ngày thường thì cần liên hệ trước với chùa.

Chùa Hải Đức Nha Trang - Mang Vẻ Thanh Tịnh Trầm Mặc

Lịch sử hình thành

Theo một số lời kể lại, vào năm 1883, chùa Hải Đức chỉ là một thảo am nho nhỏ gọi là Duyên Sanh Tự (hay là chùa Hội) do Ngài Viên Giác Thiền Sư dựng nên. Đến năm 1891, sau khi trải qua một cuộc đại trùng tu, ngôi chùa ở Nha Trang này trở thành một tu viện nghiêm trang và được đổi tên thành Hải Đức Tự.

Khi Bích Không Đại Sư trở thành trụ trì của chùa Hải Đức vào năm 1938 đã nhận thấy rằng chùa đã cũ và xung quanh lại đông đúc nên quyết định di dời. Chùa Hải Đức được di dời đến hòn Trại Thuỷ và được khởi công xây dựng vào năm 1943. Đến năm 1945, chùa Hải Đức được hoàn thành xây dựng.

chùa Hải Đức

(Nguồn: Internet)

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Hải Đức Nha Trang

Hiện nay, chùa Hải Đức chính là Phật Học Viện lớn nhất tại miền Trung. Khác với những ngôi chùa chùa khác, lối kiến trúc Á Đông cổ kính, yên bình của chùa đã trở thành một nét nổi bật, thu hút du khách. Suốt dọc đường đi vào, bạn sẽ bắt gặp những bóng cây xanh rợp bóng mát tạo nên một khung cảnh nên thơ. Đặc biệt, bạn sẽ nhìn được toàn cảnh đẹp nhất của thành phố Nha Trang trên điểm cao nhất của chùa. Ngoài việc cúng bái, thưởng ngoạn cảnh đẹp, bạn còn có thể nghe được câu chuyện về tình cha con tiền kiếp đầy kỳ bí được lưu truyền trong dân gian.

chùa Hải Đức

Kiến trúc, văn hóa của Chùa Hải Đức Nha Trang (Nguồn: Internet)

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Hải Đức

  • Địa chỉ, đường đi đến chùa: Chùa Hải Đức nằm trên đỉnh núi Trại Thuỷ tại địa chỉ 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
  • Kinh nghiệm tham quan tại chùa Hải Đức:

- Bạn cần ăn mặc lịch sự khi đến chùa Hải Đức linh thiêng.
- Khi vào chùa, bạn cần đi nhẹ, nói khẽ để tránh làm ồn.

chùa ở nha trang

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Hải Đức (Nguồn: Internet)

Tóm lại, những ngôi chùa ở Nha Trang vừa được kể bên trên là một trong những địa điểm tham quan linh thiêng và trang nghiêm mà bạn nên đến ghé thăm. Boma hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã chọn được ngôi chùa mà bạn sẽ đến khi du lịch tại Nha Trang du lịch tại Nha Trang

Share

Bài viết liên quan

Bạn cần thêm thông tin? Hãy xem qua những bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết về thành phố biển Nha Trang xinh đẹp

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Boma rất nóng lòng được chào đón bạn! — #bomaresortnhatrang
Hãy kết nối với chúng tôi qua nền tảng mạng xã hội hoặc gọi điện trực tiếp để được giải đáp các thắc mắc cho kỳ nghỉ sắp tới của bạn

fitness boma

Thể Hình & Yoga

Fitness Center with a variety of advanced cardio machines and weight-training equipment was created to allow our guests to maintain their exercise routine while they travel. 

Looking for a good stretch? Step right to our serene yoga studio ( Aerial yoga ) where you can join a class, request a private instructor or book the room for your own routine.

  • Operating hours: 7:30am – 9:00pm

Khu vui chơi trẻ em

As a family-friendly resort, our dedicated Kids’ Club is a world of fun, learning and discovery designed just for your little ones.

 

Delightfully themed with supervised play areas, the Kids’ Club is a place where kids can play and be creative with our daily arts and crafts activities. Rest assured your kids will be treated to a safe, fun and exciting experience.

  • Opening Hours : 07:00 – 19:00
swimming pool

Hồ Bơi

Surrounded by beautiful gardens and panoramic bay view, the outdoor pool at Boma Resort Nha Trang is a picturesque setting designed to be as beautiful as it is functional.

  • Salty Swimming Pool
  • Size : 600 m² , Depth: 0,9m – 1,6m
  • Operating hours : 6:00 – 18:00